KokoronoNiwa’s diary

書くことで心を癒す

夕日狩りの母子ー Nhặt nắng cùng con

初夏の心地よい夕方、
虫の音を聞きながら
夕日狩りの母子(おやこ)
駆け回る子供の溢れた笑い声を
母が心に留める。

                      • -

Buổi chiều muộn một ngày đầu hạ
Mẹ cùng con ra nhặt chút nắng tà
Con đuổi nắng rơi tiếng cười giòn giã
Mẹ vội vàng nhặt chúng cất vào tim

Bài học từ cây tre 竹の話から考えよう!

日本語は下にあります。
ーーーーーーー
Tre là một loài cây quen thuộc với hầu hết mọi người. Trong cuộc sống thường nhật, không khó để bắt gặp những đồ vật làm từ tre hiện diện xung quanh chúng ta. Măng tre còn là một nguyên liệu nấu ăn không mấy xa lạ.
Tre thường xuất hiện trong thơ văn Việt Nam. Và tình cờ mình phát hiện một câu chuyện hay về cách loài tre sinh trưởng ở Facebook một người quen nên muốn chia sẻ cùng mọi người.
Trong 4 năm đầu đời, tre chỉ mọc dài ra 3cm, nhưng từ năm thứ 5 trở đi, 1 ngày nó phát triển dài thêm 15cm. Chúng ta dễ nghĩ rằng 4 năm đầu hầu như tre không phát triển. Tuy nhiên, không phải vậy. Trong 4 năm ấy, rễ tre âm thầm ăn sâu vào đất. Khi rễ đã tạo nên một kết cấu vững chắc trong lòng đất, phần thân tre mới bắt đầu phát triển.
Chính vì ưu tiên phát triển phần gốc chắc chắn ở những năm đầu, mà cây tre không hề hấn gì dù đối mặt với phong ba, bão táp.
Từ chuyện cây tre, nói chuyện con người.
Chúng ta khi bắt tay vào làm một việc gì đó, sau một thời gian không thấy kết quả rõ ràng thì thường sẽ nản lòng và bỏ cuộc.
Tuy nhiên, mọi cố gắng đều có giá trị, khi chúng ta chưa thấy kết quả như ý muốn, không có nghĩa là chúng ta đang lãng phí thời gian vô ích. Đó là khoảng thời gian chúng ta tích lũy cho phần "rễ" của mình. Quá trình đó không nhìn thấy được nhưng nó sẽ dẫn chúng ta tới kết quả mà chúng ta mong đợi.
ーーーーーー
竹はベトナム人にも日本人にもお馴染みな植物でしょう。日常生活で竹から作ったものをよく見かけます。竹の子も料理の食材の1つです。
ベトナムの詩や文学作品にも竹がよく登場しました。
そんな素晴らしい竹について良い話を見つけましたので、共有したいと思います。
竹は最初の4年間でたった3㎝しか伸びませんが、5年目から一気に成長し、1日15㎝程伸びるそうです。
最初の4年間はほとんど成長しないと思う人が多いでしょうが、そうではありません。その4年間の間に目が見えませんが、根が土壌の中に強く成長しているのです。最初に根がしっかりと張られ、丈夫な基礎ができたら、地上部の竹稈が大きく成長し始めます。
丈夫な基礎があるからこそ、竹はどんなに強風に吹かれても折れず耐えられます。
竹の話から自分自身についても考えてみましょう。
何かをやり始めてからしばらく結果が出てこないと、時間を無駄にしていると思い諦めてしまう人が少なくないのでしょう。
でも、自分が思うように結果が出なくても、無駄ではありません。竹の根みたいに自分自身の基礎が築かれているはずです。この過程は目に見えませんが、きっと期待な結果に繋がります。

Tuổi thơ không có vé để quay về

f:id:KokoronoNiwa:20180125134733j:plain

Chắc hẳn không ít người trong chúng ta đã từng đọc tác phẩm "Cho Tôi Xin Một Vé Đi Tuổi Thơ" và cảm nhận được những kỷ niệm, những ký ức tuổi thơ vô cùng đẹp đẽ ở miền quê được miêu tả bằng giọng văn mộc mạc, tình cảm mà vô cũng hài hước của nhà văn Nguyễn Nhật Ánh.
Riêng tôi, tôi đọc hầu hết các tác phẩm của Nguyễn Nhật Ánh, vì trong những trang sách ấy, tôi như chạm được vào ký ức của chính mình. Cũng miền quê nghèo, cũng lũ trẻ khét nắng với những trò chơi đậm chất dân dã, nông thôn... Những ký ức tưởng chừng đưa tay với là cầm nắm được, nhưng bỗng chợt tan ra, khiến tôi hốt hoảng kiếm tìm.
Dạo gần đây, đêm nào tôi cũng mơ, những giấc mơ về thời tuổi thơ êm ả với đồng ruộng, với trâu bò, gà lợn, với những trò chơi u, năm mười, tắm mương, đóng kịch, hát cải lương... cùng lũ bạn trong xóm, với những tiếng cười rộn rã cả một miền quê. Những kỷ niệm vui khôn tả xiết, vậy mà sao tôi luôn thức giấc với những giọt nước mắt còn thấm đẫm trên mặt!? Phải chăng nỗi nhớ nhà, nhớ quê trong tôi đã quá lớn và lòng tôi đã quá chật chội không chứa nổi những nỗi niềm.

Đêm qua tôi lại mơ, mơ về đêm 24 âm lịch.
Ở làng tôi ngày trước, hàng năm đều có tổ chức lễ cúng Thành Hoàng làng vào tối 24 âm lịch. Thời đó, làng quê còn nghèo, mọi người chủ yếu làm nông nên dịp nông nhàn cuối năm bà con thường không mấy bận rộn. Nhưng cận tết thì lại khác, nhà nhà nhộn nhịp quét dọn, lau chùi, trồng hoa, bày biện... Không khí làng quê trở nên rộn rã với những tiếng í ới gọi nhau phụ gói bánh, làm mứt, làm củ kiệu dưa món...
Và ngày 24 là ngày đặc biệt tưng bừng trong ký ức của tôi. Ngày nhà tôi mổ heo ăn tết và bán cho bà con (bán chịu đến mùa đong lúa :d). Phần đầu thủ sẽ được dành riêng cho lễ cúng Thành Hoàng.
Buổi chiều, người dân trong làng sẽ tập trung tại nhà tôi để nấu nướng và chuẩn bị làm đồ cúng. Tôi vui mừng lăn quăn chạy tới chạy lui trong không khí bận rộn đó và nôn nao chờ đợi cho mau đến tối.
Trời sập tối, ăn uống xong là lũ con nít tụ tập về hội trường thôn, nơi mà người làng tôi hay gọi là Trụ Sở (cũng là trường mẫu giáo mà tôi theo học 3 năm ròng) nằm ngay sau lưng nhà tôi. Chúng tôi chơi đủ thứ trò chờ đến lúc làm lễ xong để được ăn đồ cúng. Nhưng thời gian làm lễ là 12h khuya, quá trễ so với lũ trẻ nhà quê thường đi ngủ lúc 8,9h như chúng tôi, vì vậy cũng có lúc quá mệt, chúng tôi lăn quay ra ngủ giữa chừng.
Tuy nhiên, đa phần sự phấn khích luôn khiến chúng tôi vượt qua cơn buồn ngủ để chứng kiến được thời khắc quan trọng nhất là lúc ông cụ Bôn, người cao niên nhất làng, mặc áo dài the màu đen đại diện dân làng đứng ra khấn vái. Thật ra, đó là thời khắc quan trọng nhất với người lớn trong làng, chứ bọn trẻ con bọn tôi thì quan trọng nhất vẫn là lúc được ăn cỗ. Ăn chẳng bao nhiêu, nhưng chúng tôi vừa ăn vừa cười ngặt nghẻo. Ôi nhớ không chịu nổi! 24 thôi, nhưng đó chính là cái hồn ngày Tết quê tôi đấy!

Thời gian qua đi, dần dà không hiểu vì đâu làng tôi không cúng Thành Hoàng vào ngày 24 âm lịch nữa (hoặc có nhưng chỉ làm qua loa đơn giản nên tôi không biết). Các cụ cao niên cũng dần qua đời. Bọn trẻ thì cứ thế lớn lên và bôn ba tứ xứ. Chính bản thân gia đình tôi, từ năm tôi học lớp 10 cũng đã rời quê đến sinh sống gần đường quốc lộ nơi có vẻ thành thị hơn một chút nhưng tết chẳng có gì vui. Sau đó, hàng năm nhà tôi vẫn về nhà cũ ăn tết được vài năm, rồi dần dà cũng vì bất tiện nên không về nữa.
Mà dù có về, thì cũng không còn ông cụ Bôn, không còn ngày cúng Thành Hoàng, không còn bọn trẻ con bạn tôi nữa... Làng xóm bây giờ khang trang hơn, có điện rồi, đường bê tông hóa rồi, nhưng người dân có vẻ không còn háo hức mong chờ Tết đến nữa.
Không khí Tết truyền thống giờ đây như một thứ xa xỉ hiếm có khó tìm.
Nhớ! Nhớ nhiều lắm!

 

Đêm không ngủ!

 ĐÊM vẫn thế, thời gian như nhỏ giọt.
KHÔNG gian khuya, như kéo chúng thêm dài.
NGỦ một giấc, vỡ ra vừa chợp mắt.
BUÔNG tâm tư, nghe kí ức khẽ quay về.
TIẾNG xa xưa, nghe sao quá đỗi cận kề.
THỞ cũng nén, sợ vụng về xua tan mất.
DÀI thêm đi, ôi những giấc mộng lành.

P/s: Nhân 1 đêm không ngủ.

Quy tắc viết mail business - Một số từ nên tránh viết bằng Kanji

Trước kia khi vào FSOFT, mình được leader quăng cho 1 file “Quy tắc khi viết mail thương mại bằng tiếng Nhật” dài như sớ táo quân để mình luyện công.

Trong quyển bí kiếp trứ danh đó, có một mục lưu ý khi viết mail có những từ không được chuyển sang Kanji vì nó sẽ gây rối mắt, khó đọc và có khi khiến người đọc hiểu nhầm.

Ví dụ:

Kudasai (tạm dịch là “please” trong tiếng Anh) – phải viết bằng Hiragana chứ không được viết Kanji.

Đúng: ご覧ください。

Sai: 御覧下さい。(ở đây Go cũng nên viết là ご tránh viết 御)

Hay Arigatou (tạm dịch là “cảm ơn” trong tiếng Việt) cũng phải viết bằng Hiragana.

Đúng: ありがとうございます。

Sai: 有難うございます。

 

Hồi đó mình nghĩ, gây rối mắt, khó đọc thì công nhận (vì gì chứ 1 chùm Kanji đứng cạnh nhau thì nhìn nặng nề thật), nhưng gây hiểu lầm thì mình nghĩ chắc không có đâu. Với lại, người nước ngoài lơ tơ mơ như mình thì còn có vụ nhìn nhầm, chứ người Nhật chắc không đến nỗi nào. Dù nghĩ vậy nhưng mình vẫn cố nhớ và áp dụng khi viết mail cho đến bây giờ.

(Nói ngoài lề xíu chứ mình công nhận đã vào FSOFT rồi thì hình như em comtor nào ra ngoài cũng viết mail khá là pro – hề hề… trong đó có mình.)

 

Quay lại cái lý do vì sao hôm nay mình viết bài này. Cơ sự là vầy, sếp mình – một người Nhật tự hào văn hay chữ tốt, trình viết mail business thuộc hàng đẳng cấp, nhưng lại chưa được học “basic”. Hớ hớ…. và đã khiến cho khách hàng hiểu lầm, một sự hiểu lầm cười ra nước mắt.

Sếp mình đã viết thế này: ”…..ですと有難いです” (tức là: nếu làm theo ABCDF thì tốt cho bên tôi quá, tôi cắn rơm cắn cỏ cảm ơn anh” 😊

Nhưng khách hàng đã có một sự nhầm lẫn tai hại, khiến ý nghĩa của câu văn thay đổi 180 độ như sau: ”…..ですと難いです” (tức là: nếu làm theo ABCDF thì khó cho tui quá, tội tui lắm” :D. Thật ra, 難い thường không đứng một mình như thế này, nó thường phải đi kèm 1 động từ khác ở trước nó, ví dụ 聞き難い、やり難い… nhưng ở đây, khách hàng hiểu 難い là 難しい (khó).

Và thế là khách hàng đã không chọn làm theo ABCDF, thật tội cho sếp và toàn thể nhân viên (trong đó có tui).

Thấy chưa, cứ viết “Arigatai(ありがたい)” thì làm gì có cơ sự này. Thiệt không biết trách sếp, hay trách khách hàng xớn xác đây nữa.

 

Cho và nhận

f:id:KokoronoNiwa:20161209142147j:plain

Dạo gần đây mình nhận được khá nhiều sách từ bạn bè, đồng nghiệp. Chắc có lẽ vì vậy, mình bỗng suy nghĩ về khái niệm “cho và nhận”.

Hôm nay, mình muốn nói về “cho và nhận” trong một phạm vi nhỏ thôi, đó là “chia sẻ” và “tiếp thu” kiến thức. Trong đó, “chia sẻ” được xem là “cho” và “tiếp thu” được xem là “nhận”.

Hồi nào giờ mình đi làm, toàn gặp leader và tiền bối tốt bụng, chỉ dạy cho mình rất nhiều kiến thức hay và bổ ích. Đó là “nhận”.

Dù hiện tại kiến thức mình có được chỉ là 1 hạt bụi nhỏ trong sa mạc mênh mông, nhưng mình luôn tâm niệm, mình biết 1, mình sẽ truyền lại cho đàn em 1, thậm chí là hơn 1. Đó là “cho”. (Vì sao mình nói hơn 1 ở đây? Hồi sau sẽ rõ.)

Kiến thức là một thứ vô cùng kì diệu. Khi bạn “cho”, bạn không mất đi kiến thức đó, mà ngược lại, bạn còn được “nhận” từ chính hành động “cho” của mình.

Trước đây 1 phần công việc của mình là hướng dẫn và hỗ trợ cho các em phiên dịch mới vào công ty. Mình luôn chia sẻ sẽ tất cả những gì mình biết cho các em. Tuy nhiên, ngôn ngữ là một phạm trù rất phức tạp. Có những cái đúng sai rất rạch ròi, nhưng có những cái phụ thuộc vào cảm giác và rất khó giải thích. Tuy nhiên, khi hướng dẫn cho các em, để các em có thể hiểu rõ và vận dụng được, mình phải giải thích cặn kẽ. Để làm được điều đó, mình phải tìm hiểu rất nhiều và khi đó, chính bản thân mình cũng học được rất nhiều. Từ hành động muốn “cho”, mình đã được “nhận”.

Gần đây, mình đã thôi không phụ trách việc hướng dẫn các em hậu bối nữa, nhưng khi có gì không hiểu, các em ấy vẫn hay kiếm mình để hỏi. Thậm chí có những em đã nghỉ công ty rất lâu rồi, vẫn thường xuyên hỏi mình. Theo lời của các em ấy thì, chỉ vì “chị nhiều chuyện có tâm”. Humh….

Thật ra, công việc mình rất bận, và số lượng các bạn hỏi cũng không ít nên việc chat trả lời câu hỏi cũng rất tốn thời gian. Nhiều khi mình cũng có ý nghĩ xấu xa, hay thôi lờ tụi nó đi cho khỏe. Tuy nhiên, chắc đúng là mình “nhiều chuyện có tâm thật” nên cứ bứt rứt không yên, thế là phải trả lời. Thật thà mà nói thì, những điều mấy em ấy hỏi, không phải cái nào mình cũng biết. Mà có lẽ mình chỉ hơn được mấy em ấy ở cái có kinh nghiệm với khả năng google thần thánh thôi. Vì thế, chính nhờ những câu hỏi của các em ấy, mình đã tìm hiểu để trả lời, và học được thêm rất nhiều điều bổ ích. Đây đích thị là “cứ sẵn sàng cho đi, bạn sẽ nhận lại rất nhiều”.

Và đến đây, đã có lời giải thích cho câu nói "mình biết 1, mình sẽ truyền lại cho đàn em 1, thậm chí là hơn 1". Đó là vì, vốn dĩ kiến thức mình chỉ có 1. Những nhờ những câu hỏi của các em, nó tăng nhiều hơn 1, và sau đó, mình đã "cho" hết cả vốn lẫn lời. :)))

Nói là vậy, nhưng bạn sẽ được nhận khi bạn cho một cách vô tư, không suy tính. Nếu chưa cho, mà đã tính toán xem mình sẽ nhận được gì, thì chắc là thứ bạn nhận được chỉ là sự mệt mỏi do …. suy nghĩ, tính toán nhiều mang lại :D

P/s: Bài này mình viết 8,9 tháng trước, nay mới dám công khai =)))))))))))))

Dạy con theo tiêu chí "công bằng" và "chia sẻ"! 平等と共有をベースにした子育て方法

 

Dạo gần đây mình nghiện chương trình "The Return of Superman" của Hàn Quốc với 3 nhóc sinh ba của diễn viên nổi tiếng Song Il Kook. Ôi, 3 em ấy dễ thương vô đối, ngoan, biết nghe lời nhưng cũng vô cùng lém lỉnh. Bởi ta nói, con nít nào cũng dễ thương, người lớn nào không cảm nhận được sự dễ thương của con nít thì người lớn đó rất "dễ ghét" <))))) - trích lời của một chị sempai.

Và điều mình muốn chia sẻ ở đây chỉ là một chi tiết nhỏ, xuất hiện chớp nhoáng trong vài chục giây, nhưng để lại cho mình một ấn tượng rất mạnh mẽ.

Ba cậu nhóc dễ thương này có một cô bạn gái lớn hơn 1 tuổi tên là Sarang. Cô bé có ba là người Hàn - bạn của Song Il Kook, và mẹ là người Nhật. Trong một tập phim, Song Il Kook đưa 3 cậu nhóc đến Nhật thăm nhà Sarang ở Tokyo. Bốn bạn nhỏ cùng ngồi ăn với nhau, và cuối cùng còn lại 1 quả dâu. Nan giải thay cả Sarang và 1 trong 3 cậu nhóc đều cùng muốn ăn quả dâu ấy. Nếu cậu nhóc tỏ ra ga lăng như mấy anh Soái ca trong phim Hàn nhường quả dâu cho bạn gái, hoặc cô bé Sarang tỏ ra là 1 bà chị biết nhường nhịn thì sự việc đã được giải quyết êm thấm. Nhưng, trẻ con bao giờ cũng vậy, chúng đã thích thì sẽ tranh giành đến cùng với những màn mè nheo chuyên nghiệp nhất. Và vụ tranh chấp này cần phải được kết thúc bởi sự can thiệp của người lớn. Nếu là mình, chắc mình sẽ khuyên con mình nên nhường cho bạn. Với lại, người VN vốn sợ mích lòng nên thường để con mình chịu thiệt một tý. Hoặc giả là những ông bố bà mẹ hổ báo, thì sẽ bảo con mình giành lấy phần bạn. Nhưng ở đây 2 bên gia đình thân thiết với nhau nên trường hợp này sẽ hiếm xảy ra.

Vậy, mẹ Sarang và Song Il Kook giải quyết vụ tranh chấp này ra sao? Họ bảo: "Ôi, cả 2 cùng muốn ăn quả dâu cuối cùng này sao? Vậy phải làm sao bây giờ? Thôi 2 con chơi oẳn tù xì nhé". Ồ, đây là một giải pháp quá công bằng rồi. Nhưng không, anh chàng công tử nhà họ Song còn bé quá, chưa biết chơi oẳn tù xì. Thế là mẹ Sarang sau một hồi suy nghĩ, đành phải xẻ quả dâu làm đôi cho 2 bạn nhỏ. Đây cũng là một giải pháp tình thương mến thương, quá hoàn hảo.

Chi tiết nhỏ và chắc cũng không mấy người để ý, nhưng mình thấy rất hay. Tại sao bạn phải dạy con mình nhún nhường và phải chịu thiệt thòi? Nếu con bạn muốn nhường trong tâm thế vui vẻ, thì đó quả là điều quá tuyệt vời rồi. Nhưng nếu nó không muốn nhường, mà cứ mang tư tưởng phải nhường mới phải đạo, thì liệu có phải là điều tốt không. Hay trong tâm hồn nó sẽ hình thành nên 1 góc tối nào đó, hoặc trong suy nghĩ hình thành nên những điều tiêu cực? Và dĩ nhiên, bạn cũng không nên dạy con mình tranh giành bất chấp với người khác. Sau này lớn lên, con bạn có thể sẽ trở thành một kẻ lưu manh và góp phần tạo nên một xã hội hỗn loạn cũng nên. Cách giải quyết theo kiểu oẳn tù xì sẽ khiến con bạn biết cách sống theo quy tắc, gọi nôm na là luật chơi, và một khi đã cạnh tranh theo luật chơi, bất luận kết quả thế nào cũng phải vui vẻ chấp nhận. Và dĩ nhiên, tốt nhất vẫn là biết chia sẻ cùng nhau. Chia sẻ sẽ không làm bạn mất đi một nửa, mà cả 2 đều sẽ được một nửa. Như vậy chẳng phải quá tốt đẹp hay sao.

Quay lại câu chuyện trên, cả 2 em bé đều rất vui vẻ vì cuối cùng ai cũng được ăn dâu! <3

最近、私は韓国の「The return of Superman(スーパーマンが帰ってきた)」というリアリティ番組にハマっています。この番組に韓国人の有名な俳優、Song Il Kookの三つ子の息子たちが登場します。彼らはすごく可愛くていい子ですが、いたずらな時もあります。やはり、子供なら何をしても、何を喋っても、可愛く思ってしまいます。子供の可愛さに気づかない大人はいないでしょう。

この番組を見てとても勉強になったことがあります。その時間は何十秒の出来事でしたが、私は強い印象が残りました。

Song Il Kookの親友に三つ子より一つ年上の、Sarangちゃんという娘がいます。父が韓国人、母が日本人の在日ハーフのSarangちゃんは三つ子と仲が良いです。ある日、Song Il Kookは三つ子を東京までSarangちゃんに会わせるためにつれていきました。Sarangの家で子供たちが仲良くご飯を食べていると、三つ子の2番目のMinguk君とSarangちゃんが、残った最後のイチゴで争いを始めました。二人ともイチゴが好きなので、お互いに譲りません。親たちが手助けしないと解決できない、緊張した雰囲気になってしまいました。

私はその状況になったら、夫の親友に気をつかい、自分の子供が相手に譲るように説得するかもしれません。しかし、自分の子供が絶対に負けないようにしたい親もいると思います。でも、この場合は親たちが親友なので、後者のことが起こらないはずです。

では、Sarangちゃんのお母さんと三つ子のお父さんは、どうやってこの「紛争」を解決したのでしょうか。「あら、二人ともこのイチゴを食べたいの?でも1個しかないね。どうしよう!そうか、じゃんけんぽんで決めようか」とSarangのお母さんは優しく言いました。しかし、Minguk君はまだじゃんけんぽんのやり方が分かりません。そのため、Sarangちゃんのお母さんはそのイチゴを2つに等分し、半分をSarangに、もう半分をMingukに分けて解決しました。完璧な解決策だと思います。

その番組には、この話を大した意図として入れたのではないかもしれませんが、私にとって、とても良い話でした。

お互いに欲しい物を、自分から喜んで相手に譲るのが何よりですが、自分が納得行かず相手に譲らないといけないなら、不満やいやな気持が溜まり最悪だと思います。逆に、欲しい物を無理やりな手段や、悪い手段で相手から取るのも非常に悪いことです。

子どもであることから、平等なんてまだ分かっていませんが、じゃんけんぽん等でルールを決めて解決すると、負けても納得できるため、悔しい気持ちなどにならないのではないでしょうか。また、大人になったら、平等という認識や概念が自然に身についてしまうはずです。

もちろん、一緒に共有するのがベストだと思います。自分が我慢もせず、相手への思いをお互いに持ち、同時に譲る気持ちと譲られる気持ちが理解できるようになります。共有とは自分の分が半分減るのではなく、相手の分が半分増えるわけです。

上記の番組の話に戻りますが、SarangちゃんとMinguk君とも喜んで半分のイチゴを食べてました。